"Nhớ một người có phải là yêu không hả anh?" - các cô cậu học trò vẫn thường hỏi tôi câu ấy và bỏ nhỏ thêm câu - "Suy nghĩ dữ lắm em mới dám hỏi anh đó”!
Xin chia sẻ rằng: “Nhớ một người có thể là yêu mà cũng có thể là không”! Mới nghe câu mở đầu này, tôi biết có nhiều bạn sẽ bảo trả lời trớt quớt, huề vốn mất rồi…
Vì sao lại phân hai như thế? Vì tình yêu bao hàm nhiều biểu hiện, trong đó có nhớ nhung. Nhớ làm người ta có cảm giác cắn rứt, khó chịu, cứ muốn gọi điện, online nói chuyện với người ta!
Nhưng mình có nhớ bạn bè không? Mình cũng thấy nhớ một người bạn da diết mỗi khi xa nhau phải không?
Có rất nhiều bạn trẻ băn khoăn rằng...
Tất nhiên tùy cảm xúc riêng của mỗi người mà sẽ có những biểu hiện khác nhau. Có người nhớ một người thì bằng mọi cách phải chạy ngay đến gặp người ta cho đỡ nhớ. Có người ráng chịu đến khi nào… hổng chịu nổi mới “alo” cho người ấy “chỉ để nghe giọng của “ấy” thôi. Còn ráng hỏi một câu... thiệt lâm li: “Ấy có biết là tui nhớ “ấy” nhiều lắm hôn?”.
Khi nhớ, người ta thường mất bình tĩnh. Con trai nhiều khi hồi hộp, bứt rứt không yên. Con gái nhiều khi muốn khóc, nên đến khi gặp hay nghe được giọng người mình nhớ thì lại…ỉu xìu, hổng biết nói chi. Nhưng tạm biệt rồi lại… muốn nói với người ta đủ thứ! Cảm giác này là cảm giác của tình yêu đấy!
Nhớ cộng với những cảm xúc hồi hộp, muốn bên người ta hoài, rồi có đôi lúc cảm thấy lâng lâng, đấy chính là những dấu hiệu của tình yêu. Và gì nữa? Và cả mong muốn chia sẻ thật nhiều với “ấy”, đôi lúc nghĩ về “ấy” ta lại cười một mình. Hơi ngơ ngẩn một tí nhưng cảm giác này rất thú vị!
Và cần nhớ cũng có thể chỉ đơn thuần là bạn ta vẫn nhớ nhau. Là anh em cũng có thể nhớ. Mỗi khi có chuyện gì vui ta đều muốn kể, có chuyện buồn ta đều muốn chia sẻ với người ấy và xem người ấy như một điểm tựa tinh thần. Biểu hiện này chưa phải là yêu. Người ta có thể gọi là bạn thân, tri kỷ hay một từ nào đó nhưng không phải là yêu.
Vậy khi nhớ ai đó thật nhiều có thể là mình đã yêu người đó rồi và cũng có thể không. Ranh giới này đôi khi không xác định được. Tùy vào nét riêng của từng trường hợp mà chính người trong cuộc sẽ hiểu rõ nhất.
Tình yêu là gì?
Nhưng thường thì khi nhớ một người và bỗng dưng muốn hỏi “có phải là yêu?” thì khả năng rất lớn là mình đã muốn… yêu người ta rồi đó! Trái tim “rung rinh” khi nỗi nhớ ùa về làm mình phải “suy nghĩ dữ lắm” và cứ tự trả lời: “Ừ! Là yêu, sắp yêu…”.
Yêu một người là nhớ, là thương, là làm những điều tốt đẹp để người ấy hạnh phúc thật sự. Điều này hết sức quan trọng bởi có thể vì thương quá mà ta không kiểm soát được mình, để cho những hờn ghen vu vơ chiếm lấy, để cho nỗi nhớ chi phối việc học hành…
Liệu người ấy có vui không khi biết ta vì nhớ, vì yêu người ta mà bị hạnh kiểm xấu, học lực kém? Chắc chắn là không! Do vậy, rất bình thường khi các bạn tuổi mới lớn nhớ một người. Yêu ai đó cũng chẳng có gì ghê gớm nhưng đừng vì những điều đó mà đi quá giới hạn cho phép, đừng làm tổn thương nhau, đừng để ân hận vì phút bồng bột…
Xin chia sẻ rằng: “Nhớ một người có thể là yêu mà cũng có thể là không”! Mới nghe câu mở đầu này, tôi biết có nhiều bạn sẽ bảo trả lời trớt quớt, huề vốn mất rồi…
Vì sao lại phân hai như thế? Vì tình yêu bao hàm nhiều biểu hiện, trong đó có nhớ nhung. Nhớ làm người ta có cảm giác cắn rứt, khó chịu, cứ muốn gọi điện, online nói chuyện với người ta!
Nhưng mình có nhớ bạn bè không? Mình cũng thấy nhớ một người bạn da diết mỗi khi xa nhau phải không?
Có rất nhiều bạn trẻ băn khoăn rằng...
Tất nhiên tùy cảm xúc riêng của mỗi người mà sẽ có những biểu hiện khác nhau. Có người nhớ một người thì bằng mọi cách phải chạy ngay đến gặp người ta cho đỡ nhớ. Có người ráng chịu đến khi nào… hổng chịu nổi mới “alo” cho người ấy “chỉ để nghe giọng của “ấy” thôi. Còn ráng hỏi một câu... thiệt lâm li: “Ấy có biết là tui nhớ “ấy” nhiều lắm hôn?”.
Khi nhớ, người ta thường mất bình tĩnh. Con trai nhiều khi hồi hộp, bứt rứt không yên. Con gái nhiều khi muốn khóc, nên đến khi gặp hay nghe được giọng người mình nhớ thì lại…ỉu xìu, hổng biết nói chi. Nhưng tạm biệt rồi lại… muốn nói với người ta đủ thứ! Cảm giác này là cảm giác của tình yêu đấy!
Nhớ cộng với những cảm xúc hồi hộp, muốn bên người ta hoài, rồi có đôi lúc cảm thấy lâng lâng, đấy chính là những dấu hiệu của tình yêu. Và gì nữa? Và cả mong muốn chia sẻ thật nhiều với “ấy”, đôi lúc nghĩ về “ấy” ta lại cười một mình. Hơi ngơ ngẩn một tí nhưng cảm giác này rất thú vị!
Và cần nhớ cũng có thể chỉ đơn thuần là bạn ta vẫn nhớ nhau. Là anh em cũng có thể nhớ. Mỗi khi có chuyện gì vui ta đều muốn kể, có chuyện buồn ta đều muốn chia sẻ với người ấy và xem người ấy như một điểm tựa tinh thần. Biểu hiện này chưa phải là yêu. Người ta có thể gọi là bạn thân, tri kỷ hay một từ nào đó nhưng không phải là yêu.
Vậy khi nhớ ai đó thật nhiều có thể là mình đã yêu người đó rồi và cũng có thể không. Ranh giới này đôi khi không xác định được. Tùy vào nét riêng của từng trường hợp mà chính người trong cuộc sẽ hiểu rõ nhất.
Tình yêu là gì?
Nhưng thường thì khi nhớ một người và bỗng dưng muốn hỏi “có phải là yêu?” thì khả năng rất lớn là mình đã muốn… yêu người ta rồi đó! Trái tim “rung rinh” khi nỗi nhớ ùa về làm mình phải “suy nghĩ dữ lắm” và cứ tự trả lời: “Ừ! Là yêu, sắp yêu…”.
Yêu một người là nhớ, là thương, là làm những điều tốt đẹp để người ấy hạnh phúc thật sự. Điều này hết sức quan trọng bởi có thể vì thương quá mà ta không kiểm soát được mình, để cho những hờn ghen vu vơ chiếm lấy, để cho nỗi nhớ chi phối việc học hành…
Liệu người ấy có vui không khi biết ta vì nhớ, vì yêu người ta mà bị hạnh kiểm xấu, học lực kém? Chắc chắn là không! Do vậy, rất bình thường khi các bạn tuổi mới lớn nhớ một người. Yêu ai đó cũng chẳng có gì ghê gớm nhưng đừng vì những điều đó mà đi quá giới hạn cho phép, đừng làm tổn thương nhau, đừng để ân hận vì phút bồng bột…